Diễn Đàn Dành Cho Teen
Chào mừng bạn tham gia diễn đàn. Khoa chúc bạn vui vẻ!

Join the forum, it's quick and easy

Diễn Đàn Dành Cho Teen
Chào mừng bạn tham gia diễn đàn. Khoa chúc bạn vui vẻ!
Diễn Đàn Dành Cho Teen
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Teen và chuyện "cãi cha mẹ"

Go down

Teen và chuyện "cãi cha mẹ" Empty Teen và chuyện "cãi cha mẹ"

Bài gửi by C.A.T Wed May 27, 2009 2:02 pm

– Với nhiều phụ huynh, việc con cái nói lên ý kiến của mình, nhưng trái ngược với bố mẹ đã được “mặc định” thành “cãi láo”, hư hỏng. Nhiều teen đã bị bố mẹ đánh oan chỉ vì dám nói lên chính kiến.

Teen và chuyện "cãi cha mẹ" Butchi Remi


Cãi đồng nghĩa với… ăn đòn
Từ xưa tới nay, việc con cái cãi cha mẹ vẫn là điều đáng trách và bị coi là láo. Tuy nhiên, dần theo thời gian, người ta quên không để ý xem thực ra thế nào mới là “cãi” nữa. Cãi nếu hiểu theo đúng nghĩa có nghĩa là sai mà không chịu nhận, vẫn ngoan cố nói càn, nói láo, nói không hợp lý, hợp logic. Thế nhưng bây giờ nhiều bậc cha mẹ chả thèm quan tâm xem con nói đúng hay sai. Chỉ cần con cái dám lên tiếng trước bố mẹ thì cho là “cãi”. Hay nói cách khác, từ “cãi” trong từ điển của 99% phụ huynh bây giờ là “không răm rắp nuốt từng lời cha mẹ nói mà dám lên tiếng nói ý kiến của mình”.
Câu chuyện của N, một học sinh lớp 11 tại Hà Nội là một ví dụ. Lần đó, lớp N thi học kỳ gặp phải một bài rất khó. Cả lớp hầu hết chỉ được điểm trên trung bình, duy chỉ có một bạn học giỏi nhất được 8 điểm. Thế nhưng khi N đem bài về thì bị cha mẹ mắng cho một trận té tát, thậm chí còn dọa đánh. “Mày đừng có lý sự! Bài khó cái gì! Sao bạn mày cũng ăn cũng học nó được điểm cao?”- bố N nói. “Nhưng sức học của bạn đó vượt trội hơn bọn con. Bố phải xem mặt bằng chung chứ, chả nhẽ ai cũng như ai ạ?” N bày tỏ.”Mày còn dám cãi à! Tao tát cho cái bây giờ!”
Sau đó, N có nói và giải thích thế nào cũng vô ích. Dù cho N nói rất đúng mực, nhẹ nhàng và mang đầy tính đóng góp. Nhưng N cứ nói được một câu bố lại cầm chổi đánh một cái. Mấy hôm sau, họ hàng đến chơi, bố N ngồi kể chuyện. “Đấy mọi người xem! Nhắc nó học thì nó cãi thế đấy”. N ngồi trên nhà nghe mà ức phát khóc.
Cái gì cũng có nguyên nhân của nó. Và nguyên nhân thì cũng có nhiều. Nhưng với vấn đề này, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra rằng nguyên nhân chủ yếu đó chính là thói quen, nếm nghĩ phong kiến lâu đời vẫn còn ăn sâu và cách sống của nhiều bậc phụ huynh. Bây giờ cha mẹ cho teen dùng di động, mắc internet, mua quần áo sành điệu, sắm cho xe cộ đã là chuyện bình thường. Nhưng cho con cái nêu lên quan điểm cá nhân của mình vẫn là cái gì đó quá đỗi xa xỉ với phần đông gia đình Việt Nam bây giờ, đặc biệt là các gia đình ở vùng ngoại thành, vùng quê. Với nếp nghĩ con cái phải răm rắp nghe lời cha mẹ, cha mẹ đã nói là phải đúng, con cái dám nói lại là láo, là bất hiếu khiến cho sự dân chủ trong gia đình bây giờ vẫn là điều gì đó mơ hồ.

Teen và chuyện "cãi cha mẹ" Bome260509
Mối quan hệ giữa bố mẹ và teen không phải lúc nào cũng hoàn hảo
Trường hợp của gia đình H (18 tuổi, Hà Tây) có thể coi là một trường hợp điển hình. Cha mẹ H không bao giờ cho phép con cái được “cãi” lời mình. Chỉ cần H hé nửa lời là ăn đòn ngay. “Mình đã có một lần dám nói lên những gì mình nghĩ. Nhưng sau đó bị bố tát cho mấy cái và chửi mắng một trận thậm tệ. Bố mình quan niệm đã là bố mẹ nói thì chắc chắn là đúng, không được nói lại”- H tâm sự.
Một nguyên nhân khác đó chính là sự thiếu hiểu biết, suy nghĩ còn thiển cận của các bậc phụ huynh. Trong nhiều trường hợp, nhiều gia đình cũng chả biết ý kiến con nói là đúng hay sai, không có khả năng suy xét thấy đáo, cứ thế là mắng con té tát.
Hậu quả tai hại
Dù có tức đến mấy, thậm chí có dám nói lại, thì xét chung teen cũng không làm được gì nhiều trong những hoàn cảnh này. Không phải chỉ là một người bạn để mà bảo “chơi không hợp thì bỏ”. Đằng này là cha mẹ mình, teen không biết phải làm thế nào. Tức đấy, ức đấy, giận đấy, nhưng cha mẹ là cha mẹ, không thể làm gì được. Có những bạn có thể vượt qua được sau mỗi trận bị mắng oan như vậy. Nhưng cũng có những teen do đó mà trở nên bất cần, chai lì, nổi loạn, thậm chí trầm cảm.
Như trường hợp của N, sau khi bị cha mẹ mắng, bị “bêu xấu” trước mặt họ hàng, N bỗng đâm ra lầm lì, bất cần. N cả ngày chả nói chả rằng. Cha mẹ hỏi gì nói đấy, ậm ừ qua chuyện. Khi có lỗi gì, gia đình mắng nặng nhẹ thế nào N cũng chịu tất, không nói câu nào, không “cãi” câu nào nữa. N trở nên khác hẳn. Từ một cô bé năng động, hoạt bát, N trở nên cam chịu, ủ rũ.
Hay như H, tuy là con trai, nhưng sau vài cái tát trời giáng của bố cùng những lời nói chửi mắng thậm tế mà đến bây giờ khi được hỏi H vẫn không đủ can đảm nhắc lại, H như trở thành trầm cảm. Lúc nào H cũng bị những hình ảnh về trận đòn, về những câu chửi mắng hôm đó ám ảnh. Cảm giác bế tắc vì không ai hiểu mình, không ai nghe mình càng làm H thu mình lại. Theo lời nhiều người bạn của H, họ bây giờ không thể nhận ra H được nữa. H ít nói hẳn đi. Nhưng điều đáng sợ nhất là giờ H chỉ thu mình lại trong cái vỏ bọc của mình. Bởi cậu lúc nào cũng…sợ.
Thói quen này không chỉ ngày một ngày hai có thể xóa bỏ hoàn toàn. Chỉ mong rằng trong các bậc phụ huynh hãy cho con em mình được quyền nói lên ý kiến cá nhân nhiều hơn nữa, tôn trọng và lắng nghe các em nhiều hơn nữa. Cái đúng không phụ thuộc vào việc do ai nói, nó chỉ phụ thuộc vào một thứ, đó là chân lý. Nếu không phải là chân lý, thì dù là cha mẹ cũng không thể bắt con em mình tâm phục khẩu phục được. Có chăng chỉ là những trận đòi roi mắng mỏ vô lý. Đó không chỉ là cách giáo dục sai lầm, mà còn là xâm phạm vào quyền được bày tỏ của teen. Và hậu quả thì chẳng ai có thể biết trước.
C.A.T
C.A.T
Thành viên ưu tú
Thành viên ưu tú

Nữ
Gemini
Tổng số bài gửi : 120
Age : 33
Đến từ : ấy dẫm chân lên tớ òy kìa
Ngày tham gia : 21/05/2009

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết